fbpx

Những định kiến khiến du học sinh phải “khóc thầm”

định kiến du học

Dù xã hội ngày càng hiện đại, con người ngày càng cởi mở hơn trước các yếu tố du nhập quốc tế, thế nhưng, vẫn tồn tại một sự thật đáng buồn khi nhiều người dành những suy nghĩ thiếu thiện cảm cho du học sinh, không ít trong số đó đã trở thành định kiến khó xoá bỏ. Tuy luôn mang tâm thế tích cực khi đối mặt với những định kiến, nhưng sâu trong lòng, du học sinh cũng mang những nỗi khổ riêng.

1. Được đi du học ắt hẳn là con nhà giàu

Nhiều người thường gắn mác “con nhà giàu” cho các du học sinh, bởi lẽ, phần đông trong họ vẫn còn định kiến đã cũ “đi du học cần có rất nhiều tiền”. Thật ra, việc ra nước ngoài để học tập và phát triển thời nay không còn khó khăn như ngày trước, vậy nên, du học sinh cũng có đa dạng tình trạng tài chính khác nhau:

Trường hợp 1: Học viên có năng lực xuất sắc vượt trội, được tài trợ học bổng du học. 

Ở nhóm này, tuy không bị nặng nề về học phí nhưng học viên phải đảm bảo năng lực học tập xuất sắc nếu muốn duy trì học bổng, hoặc chịu áp lực về ràng buộc sau này trong quá trình làm việc.

Trường hợp 2: Học viên có điều kiện tài chính không quá mạnh, chọn phương pháp du học tiết kiệm và tự lực trang trải một phần (hoặc toàn bộ) chi phí sinh hoạt nơi đây.

Để trải nghiệm phương thức du học tiết kiệm, rất nhiều học viên thường chọn các chương trình du học chuyển tiếp (du học bán phần) để được nhận các đặc quyền trong học tập khi ra nước ngoài. Ưu điểm của lộ trình này là tạo điều kiện cho học viên có thành tích học tập không quá nổi trội hoặc chưa mạnh về tài chính được hưởng các quyền lợi giảm bớt chi phí học tập (nhận học bổng bán phần, miễn giảm môn, giảm học phí,…).

Học viên thuộc nhóm này phải nỗ lực rất lớn để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt khi đi du học, bởi họ không chỉ cần duy trì kết quả học tập tại trường, mà sau giờ học cũng phải tận dụng thời gian để đi làm kiếm thêm thu nhập. Vì thế, áp lực du học, đặc biệt là gánh nặng về tiền bạc là không nhẹ đối với học viên thuộc nhóm 2 này.

Trường hợp 3: Học viên có điều kiện khá giả, được gia đình hỗ trợ khoản lớn chi phí để đi du học tự túc.

Bản chất của học viên thuộc nhóm 3 thường không phải lo nghĩ nhiều về tiền bạc, thế nhưng, nhiều bạn trẻ muốn thoát khỏi định kiến “dựa dẫm cha mẹ” và trải nghiệm cuộc sống tự lập nên từ chối các khoản chu cấp từ gia đình, tự kiếm tiền trang trải cuộc sống. Vậy nên, họ cũng đối mặt với những khó khăn nhất định trong việc kiếm sống và chi tiêu nơi đất khách quê người.

Có thể thấy, tùy theo tình trạng tài chính được hỗ trợ, mức độ gánh nặng nề về tiền bạc của mỗi học viên thuộc các nhóm trên cũng khác nhau. Bên cạnh những bạn “con nhà giàu, đi du học nhờ tài chính của cha mẹ” thì có rất nhiều học viên dành rất nhiều nỗ lực để có thể vừa học vừa sinh sống tại đây. Thế nên, họ rất mong muốn được thấu hiểu và công nhận về nghị lực phấn đấu của mình, thay vì vô tình bị gắn mác không mong muốn.

định kiến du học
Định kiến khi đi du học nước ngoài

2. Du học sướng lắm

Mấy ai hiểu được nỗi lòng của du học sinh, khi phải một mình vượt qua mọi khó khăn nơi đất khách quê người, thậm chí phải tỏ ra kiên cường để gia đình khỏi lo lắng nhưng lại bị hiểu lầm rằng “đi du học sướng lắm”

Điều khó khăn đầu tiên mà hầu hết sinh viên gặp phải chính là nhớ nhà (homesick). Cảm giác này được miêu tả như sự cô đơn, thiếu thốn sự thân thuộc, thấu hiểu từ những người yêu thương mà chỉ du học sinh mới hiểu được. Không chỉ thế, sự khác biệt về mọi thứ: ngôn ngữ, phương pháp giáo dục, lối sống, phong cách sinh hoạt, ẩm thực,… cũng mang lại những khó khăn trong việc hoà nhập ở thời gian đầu của nhiều học viên, khiến không ít bạn rơi vào tình trạng sốc văn hoá. Chưa hết, vô vàn những tình huống: phân biệt chủng tộc, cạm bẫy tiền bạc và quan hệ,… vẫn hay xảy ra như để thử thách cho sự kiên cường của du học sinh Việt Nam.

Một câu chuyện phổ biến chung của phần đông sinh viên, bất kể người xuất thân từ gia đình khá giả hay có học bổng du học đều gặp phải nỗi sợ “cuối tháng” – thời điểm mà các chi tiêu trong sinh hoạt đều eo hẹp. Theo chia sẻ của Uyên – du học sinh Anh: “Nhiều lần quy giá cả Anh theo tiền Việt Nam xong mình không dám mua gì bởi chi phí quá mắc, phải tiết kiệm hết mức từ nhu yếu phẩm thường ngày như dầu gội, xà phòng,… cho đến việc ăn uống cũng phải tằn tiện. Vì thế nên mình chủ yếu chỉ ở nhà và tự nấu ăn để giảm bớt chi tiêu”. Làm thêm cũng là một cách để sinh viên khắc phục nỗi lo tiền bạc, thế nhưng, vừa làm vừa học là điều không dễ, thậm chí còn dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu điều kiện thể lực không cho phép. 

Định kiến du học thường gặp
Định kiến du học thường gặp

Dù đối mặt với vô vàn khó khăn khi đi du học nhưng vì mục tiêu học hỏi, tiếp thu những kiến thức mới của thế giới để thông qua đó rộng mở tương lai hoặc đóng góp vào công cuộc phát triển của xã hội, các du học sinh vẫn luôn động viên nhau cố gắng vượt qua mọi thử thách nơi đất khách quê người.

3. Du học sinh về mà không được làm quản lý là thất bại

Nhiều người vẫn thần thánh hóa việc du học, cho rằng sinh viên sau khi trải nghiệm nền giáo dục hiện đại của quốc tế sẽ luôn đủ năng lực để làm chủ hoặc các vị trí cao khi trở về Việt Nam.

Đây chính là áp lực rất lớn mà nhiều bạn đang phải đối mặt khi quyết định về nước, bởi thực tế tại Việt Nam không thiếu những người trẻ có năng lực nổi trội để vận hành các vị trí quan trọng trong công việc. Thêm vào đó, việc so sánh khả năng cạnh tranh cho vị trí quản lý giữa sinh viên mới ra trường và người đi làm có kinh nghiệm lâu năm là vô cùng khập khiễng, bởi ai cũng hiểu một điều rằng cần phải có thời gian trải nghiệm, thấm nhuần nhiều kiến thức ở đa dạng khía cạnh, và điều này thì du học sinh cũng cần trao cơ hội để học hỏi.

Bên cạnh đó, tiềm lực từ gia đình cũng ảnh hưởng một phần đến cơ hội làm chủ của sinh viên, hoặc nếu quyết định khởi nghiệp thì cũng cần có năng lực vượt trội để có thể dẫn dắt doanh nghiệp và vượt qua mọi khó khăn khi gánh vác trọng trách này. Vậy nên, hãy dành sự đánh giá công bằng cho du học sinh về nước và nhân lực trong nước, thay vì vội vàng phán xét vị trí công việc một cách chủ quan, thiếu công bằng.

4. Du học sinh Việt sang đó khó mà sánh được với sinh viên bản xứ

Đúng là phương pháp giáo dục giữa Việt Nam và các quốc gia khác có nhiều khác biệt, hơn nữa, kiến thức ở bậc đại học/ cao học cũng rất nặng, khiến cho nhiều sinh viên khi mới sang phải chật vật vô cùng nhằm bắt kịp chương trình học. Thế nhưng, nếu chỉ vậy mà cho rằng “du học sinh Việt thua kém bạn bè quốc tế” là không chính xác, bởi ba lý do: 

  • Thứ nhất, ngay chính cả sinh viên bản địa đã quen với phương pháp học cũng cảm thấy khó khăn với chương trình cử nhân/cao học, vậy nên việc sinh viên Việt Nam cần thời gian để thích ứng với môi trường mới cũng là điều cần có. Sự thật, khi đã vượt qua thử thách ban đầu, học viên Việt Nam ngày càng trở nên nổi trội trong lớp học, được công nhận và tin tưởng bởi bạn bè cùng lớp khi hợp tác trong các hoạt động nhóm.
  • Thứ hai, không ít sinh viên đã được trải nghiệm trước hệ giáo dục quốc tế từ nhỏ nên họ không cần nhiều thời gian cho việc làm quen cách học mới, mà ngay lập tức có thể bắt kịp bạn bè bản xứ. Thậm chí, những học viên này còn trở nên nổi bật, năng động trong cộng đồng sinh viên ngay trong kỳ học đầu tiên, qua đó thu hút sự chú ý và được đánh giá cao của giảng viên và sinh viên đi trước.
  • Thứ ba, như đã đề cập, không ít sinh viên đi du học theo diện học bổng với đa dạng mức hỗ trợ chi phí. Vì thế, họ không chỉ cần nỗ lực học tập để duy trì học bổng, mà sau giờ học còn phải làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Trải nghiệm cuộc sống sinh viên tuy vất vả hơn bạn bè bản xứ, thế nhưng, khi bước chân ra môi trường công việc, nhân lực Việt Nam lại có sức mạnh kiên cường hơn, ý chí quyết tâm hơn, năng lực thì không hề kém cạnh đối thủ cạnh tranh quốc tế. Chính nhờ lẽ đó, họ đạt được nhiều thành công trong cuộc sống, cho dù hoạt động ở bất kỳ môi trường trong hay ngoài nước.

Việc tồn tại những định kiến về du học sinh không chỉ khiến người trong cuộc mệt mỏi mà có thể ảnh hướng tới định hướng, tư duy phát triển của thế hệ sau này khi cân nhắc đến lựa chọn bước ra nước ngoài để học tập. Vì thế, thay vì tiếp tục dành những suy nghĩ thiếu thiện cảm cho việc này, hãy mở rộng góc nhìn hơn về thực trạng du học hiện nay đã không còn như nhiều người vẫn nghĩ, từ đó dành nhiều sự thấu hiểu và đón nhận hơn cho những người con từ phương xa trở về.

Cảm thông cho những khó khăn mà sinh viên thường gặp khi đi du học nhưng không phải ai cũng hiểu như: sốc văn hoá do không bắt kịp chương trình đại học quốc tế, chưa mạnh về tài chính nhưng thành tích học tập chưa đủ cao để được nhận học bổng,… chương trình đào tạo và cấp bằng chương trình du học bán phần QTS Diploma đã mang đến giải pháp du học thiết thực, tạo điều kiện cho học viên trang bị trước kiến thức và kỹ năng cần thiết tại đại học quốc tế, cũng như cung cấp lộ trình du học chuyển tiếp tiết kiệm chi phí lên tới 1 năm du học (tương đương 1 đến 2 tỷ đồng). Tìm hiểu thêm tại đây: https://diploma.qts.edu.vn/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tuyển sinh chương trình QTS Diploma 2024