fbpx

Du học nên chọn ngành dễ định cư hay ngành thu nhập cao?

du học nên chọn ngành dễ định cư hay thu nhập cao

Lựa chọn ngành du học là một quyết định vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai nghề nghiệp và cuộc sống của du học sinh. Xu hướng chọn ngành “hot” để dễ định cư, lương cao hay được xã hội trọng vọng luôn thu hút sự quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh và học sinh.

Liệu những tiêu chí này có thực sự phù hợp và là cách tốt nhất để định hướng ngành nghề cho du học sinh?

Rủi ro tiềm ẩn khi chọn ngành theo trào lưu

Không khó để bắt gặp nhiều bậc phụ huynh và học sinh dựa và khả năng tìm kiếm việc làm và cơ hội định cư ở thời điểm hiện tại để xác định ngành du học trên các diễn đàn, mạng xã hội.

Nhiều người tin rằng theo đuổi những ngành học “hot” tại nước ngoài sẽ mở ra cánh cửa cho cơ hội việc làm rộng mở, mức lương cao và sự trọng vọng của xã hội. Xu hướng chọn ngành du học theo trào lưu này cũng nhận được sự ủng hộ của không ít phụ huynh.

Mặc dù không sai, tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang rực rỡ của những ngành học “hot” lại tiềm ẩn nhiều rủi ro mà nếu không cân nhắc kỹ lưỡng, du học sinh có thể phải trả giá đắt về sau.

Nhiều phụ huynh, du học sinh chỉ chú trọng chọn ngành “hot", lương cao
Nhiều phụ huynh, du học sinh chỉ chú trọng chọn ngành “hot”, lương cao

Thứ nhất, danh xưng ngành học “hot” thu hút hàng ngàn sinh viên theo học ở thời điểm hiện tại có nguy cơ bão hòa trong thị trường lao động sau 3 – 4 năm, khi số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành này tăng lên nhanh chóng trong một giai đoạn.

Điều này dẫn đến cạnh tranh việc làm khốc liệt giữa du học sinh Việt với sinh viên bản địa và sinh viên quốc tế khác. Như vậy dù ban đầu tìm kiếm ngành nghề với mục tiêu dễ kiếm việc làm, giờ đây du học sinh lại khó khăn hơn khi tìm kiếm vị trí phù hợp, thậm chí phải chấp nhận mức lương thấp hơn kỳ vọng.

Thứ hai, thị trường việc làm luôn vận động không ngừng và những ngành “hot” ngày nay có thể bị đào thải nhanh chóng trong tương lai.

Các vị trí công việc mới liên tục phát sinh theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh Công nghệ thông tin đang lấn sâu vào mọi ngóc ngách của cuộc sống dẫn đến việc nhiều vị trí trong thị trường việc làm bị thay thế hoàn toàn.

Không cá nhân hay tổ chức nào có thể chắc chắn được một ngành học đang “hot” ở thời điểm hiện tại sẽ có còn giữ được nhiệt sau 4-5 năm nữa hay không? Do đó, việc chọn ngành học chỉ dựa trên trào lưu mà không quan tâm đến năng lực bản thân có thể khiến du học sinh đánh mất cơ hội phát triển tiềm năng.

Đáng lo hơn, du học là một quá trình dài đòi hỏi nhiều sự nỗ lực, cố gắng. Nếu không dành sự đam mê, hoặc không phù hợp với năng lực thay vào đó là chạy theo trào lưu, du học sinh khó để duy trì động lực và hiệu quả học tập. Không chỉ gây lãng phí thời gian và tiền bạc quý giá, điều này còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của du học sinh.

Chọn ngành chỉ để định cư – Liệu có dễ đến thế?

Nhiều phụ huynh cho rằng: “Du học ngành ưu tiên là sẽ nắm chắc cơ hội định cư”. Tuy nhiên trên thực tế ngành học không phải yếu tố bền vững khi đặt mục tiêu định cư tại bất kỳ quốc gia nào.

Chính sách định cư thường luôn được Chính phủ cập nhập theo bối cảnh của đất nước như nhu cầu nhân lực, tình hình kinh tế xã hội, chính trị,… cùng với tình hình chung của thế giới. Do đó, việc lựa chọn ngành du học theo chính sách ưu tiên định cư ở thời điểm đi du học dễ khiến phụ huynh, học sinh “hy vọng càng nhiều thất vọng càng lớn”.

Chọn ngành ưu tiên định cư tiềm ẩn nhiều rủi ro
Chọn ngành ưu tiên định cư tiềm ẩn nhiều rủi ro

Việc Chính phủ Úc bỏ chế độ cộng thêm 2 năm ở lại của visa 485 (visa tốt nghiệp tạm thời) đối với du học sinh theo học các ngành ưu tiên định cư là một ví dụ điển hình cho thấy sự thay đổi liên tục của chính sách định cư. Việc này dẫn đến những du học sinh đang theo đuổi các ngành nghề ưu tiên không còn ưu thế trong việc xét định cư nữa.

Thậm chí, ngay cả khi ngành học đã chọn nằm trong danh sách ưu tiên định cư, việc xin visa ở lại sau khi tốt nghiệp cũng không hề dễ dàng. Du học sinh cần đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe về bằng cấp, điểm số, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, điểm bảo lãnh,…

Lời khuyên chọn ngành du học từ chuyên gia giáo dục

Các chuyên gia giáo dục quốc tế cho biết: “Chọn ngành học dù là trong nước hay quốc tế nên xuất phát từ bản thân người học là chính. Các yếu tố khác chỉ là bổ trợ trong quá trình chọn lựa.”

Học sinh nên xem xét về năng lực bản thân bao gồm khả năng học tập, sức khoẻ, tính cách có phù hợp để theo đuổi ngành nào đó hay không. Quá trình du học không giống như học trong nước vì sẽ có nhiều yếu tố gây khó khăn cho người học hơn. Do đó nếu không chọn ngành xuất phát từ chính du học sinh, khả năng cao chuyến du học sẽ không đạt được chất lượng về đào tạo cũng như trải nghiệm của sinh viên. Chưa kể đến cả quá trình theo đuổi sự nghiệp về sau.

Tuy nhiên, Các chuyên gia giáo dục đánh giá rằng, học sinh ở giai đoạn cuối THPT khả năng đánh giá năng lực bản thân trên thực tế là không cao. Chính vì thế phụ huynh nên khuyến khích, hoặc tạo điều kiện cho học sinh chủ động “thử nghiệm” thực tế để khám phá bản thân và ngành học mong muốn.

Ví dụ nếu cho rằng bản thân hợp với Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource), học sinh hãy dành thời gian và tìm hiểu cơ sở để xác định nhận định này có đúng không. Bắt đầu tìm hiểu các nguồn có sẵn trên Internet như là các mô tả, bài viết, video rồi đến các chia sẻ thực tế của những người đã và đang theo đuổi ngành này.

Trải nghiệm trước các môn học liên quan giúp bạn có cơ sở định hướng ngành học phù hợp
Trải nghiệm trước các môn học liên quan giúp bạn có cơ sở định hướng ngành học phù hợp

Hoặc lý tưởng nhất, bạn nên tham gia một khóa học ngắn hơn liên quan đến ngành học này để trải nghiệm. Có trải nghiệm thực tế, được cọ xát với môi trường học tập sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn, tránh bị sốc khi chính thức bước vào ngành học.

Tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển luôn có những chương trình Diploma có thời ngắn (6 tháng – 2 năm) cho phép học sinh THPT học qua các kiến thức và kỹ năng rồi mới chọn ngành và chuyển tiếp lên đại học. Các khoá này vừa cho học sinh có trải nghiệm cần có, giảm thiểu tỷ lệ chọn sai ngành ở bậc cử nhân đồng thời có học phí rẻ hơn 1 năm tại Đại học.

Đặc biệt là sau khi học Diploma, du học sinh được miễn giảm học phần ở Đại học (số lượng giảm sẽ tuỳ ngành) do đó cũng được nhiều sinh viên quốc tế chọn như một lộ trình “nhảy cóc” để học nhẹ nhàng hơn ở Đại học.

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ sinh viên du học lớn mỗi năm, do đó thực sự cần một bước đệm để du học sinh yên tâm trong quá trình chọn ngành chọn trường. Hiện nay, QTS Australia, Tổ chức Giáo dục Úc của Ban giáo sư và Cựu sinh Úc, cung cấp QTS BSB50120 Diploma of Business, chương trình dành cho học sinh từ lớp 10 để định hướng du học bậc Cử Nhân.

Tóm lại trong việc định hướng ngành nghề khi du học, yếu tố then chốt dẫn đến thành công chính là sự đam mê và nhiệt huyết với ngành của du học sinh. Thay vì chạy theo trào lưu hay lợi ích không bền vững, hãy dành thời gian để khám phá bản thân, xác định sở thích, năng lực và điểm mạnh của mình. Khi lựa chọn ngành học phù hợp với đam mê, bạn sẽ có động lực mãnh liệt để chinh phục mọi thử thách và gặt hái thành công trong tương lai, dù cho có lựa chọn về nước hay sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về câu chuyện chọn ngành du học, chưa biết đâu là mong muốn và thế mạnh của bản thân, đừng ngần ngại để lại liên hệ với đội ngũ chuyên gia giáo dục quốc tế của QTS Australia để được hỗ trợ và định hướng sớm nhất.

Tuyển sinh chương trình QTS Diploma 2024