fbpx

“Diễn Đàn Hợp Tác Và Đầu Tư Trong Giáo Dục” – Hướng Đến Các Phương Pháp Giáo Dục Trong Kỷ Nguyên Số Và Hội Nhập Toàn Cầu

Diễn Đàn Hợp Tác Và Đầu Tư Trong Giáo Dục

Ngày 16/10, tại TP. HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức “Diễn đàn hợp tác và đầu tư trong giáo dục”. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì Diễn đàn.

Diễn đàn có sự tham dự của các khách mời đặc biệt bao gồm Đại diện lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số Sở GDĐT, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Đại Diện các Tổ chức Giáo Dục quốc tế, các Đại sứ quán tại Việt Nam; đại diện các đơn vị giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giảng dạy chương trình nước ngoài tại Việt Nam.
Về phía Australia, có sự tham gia của QTS- Tổ Chức Giáo Dục và Đào Tạo Australia, cũng là đơn vị đồng hành tại diễn đàn.

Các diễn giả và khách mời tại diễn đàn khối trong và ngoài nước đã có những chia sẻ về các vấn đề giáo dục và viễn cảnh giáo dục toàn cầu trong thời kỳ covid và trong tương lai. Đặc biệt, các diễn giả đều đồng tình sự hiệu quả và cần thiết có chính sách thúc đẩy các phương pháp giáo dục hiện đại, tiên tiến như blended learning trong kỷ nguyên số và hội nhập toàn cầu.
Tham gia diễn đàn, bà Tracy Trang Trần, Trưởng Đại Diện Tổ Chức QTS Australia, thành viên Ban Giáo Sư cho biết, diễn đàn và các diễn giả uy tín đã mang đến những thông tin cực kỳ hữu ích; trong bối cảnh nền giáo dục toàn cầu phải thay đổi nếu muốn tồn tại và phục vụ người học, các phương pháp học hiện đại như blended learning, digital learning hoặc các phương pháp cho phép người học chạm đến các chương trình uy tín toàn cầu hoặc đến đội ngũ giảng dạy quốc tế, vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia mình đang tạo ra tiềm năng và giá trị không giới hạn.
Trong phần tọa đàm, Thứ Trưởng Nguyễn Văn Phúc khuyến khích các đơn vị giáo dục nghiên cứu và thúc đẩy các phương pháp học từ xa chất lượng cao mà thế giới công nhận, mang đến thuận lợi và sự linh hoạt cho người học.

Diễn đàn hợp tác và đầu tư trong giáo dục
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chia sẻ tại diễn đàn về việc nghiên cứu thúc đẩy phương pháp học trực tuyến

Đại diện các đại biểu trong phiên tham luận, Giáo Sư Rick Bennett, Giám Đốc Cấp Cao Phụ Trách Học Thuật tại đại học RMIT Việt Nam chia sẻ, nhờ các phương pháp học online và nền tảng học tập kết hợp trực tuyến, RMIT tạo ra “trạng thái học bình thường mới”. Tại RMIT sinh viên được đào tạo để thích nghi nhanh chóng và hiệu quả với nền tảng học tập trực tuyến, và các hoạt động như bài tập và thi cử cũng sẽ được áp dụng nền tảng công nghệ. Giáo Sư cũng cho biết công dân trẻ Việt Nam nên mau chóng thích nghi với phương pháp học này, vì đó là xu hướng tất yếu của thế giới, cho dù bạn có thích hay không.

Cũng trong phiên tham luận, Tiến Sĩ Nguyễn Cao Trí – chủ tịch hội đồng Trường đại học Văn Lang, mong muốn các đơn vị làm giáo dục trong nước phải thay đổi để thích nghi, mở rộng đào tạo trực tuyến với chi phí hợp lý, phương pháp học blended-learning, hướng đến hình thành các “siêu đại học”. Cần tạo điều kiện tối đa cho các trường đại học thực hiện mô hình thí điểm các giải pháp đột phá về ứng dụng công nghệ trong giáo dục; linh động thay đổi khung thời gian và phương pháp đào tạo vì lợi ích; đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để có thể tối ưu hóa nguồn lực xã hội, chuyển từ cạnh tranh thành hợp tác cùng phát triển; một số trường đại học lớn có tiềm lực phải khuyến khích.
Kết thúc diễn đàn, thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng một lần nữa khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

học bổng latrobe uni 2025