Chứng chỉ CEFR được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới và được coi là tiêu chuẩn quốc tế uy tín để đánh giá trình độ ngôn ngữ của người học.
Tại Việt Nam, phần lớn chứng chỉ được dùng để đánh giá trình độ tiếng Anh và ngày càng nhiều người quan tâm đến việc sở hữu chứng chỉ CEFR như một công cụ hỗ trợ cho việc học tập và công việc.
Vậy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế CEFR là gì? dành cho ai và hình thức thi như thế nào? Hãy cùng QTS Australia tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây!
Mục Lục
Chứng chỉ CEFR là gì?
Chứng chỉ CEFR, viết tắt của The Common European Framework of Reference for Languages, là một khung tham chiếu ngôn ngữ chung được xây dựng bởi Ủy Ban Hội đồng Châu Âu năm 1990. CEFR được thiết kế để áp dụng cho mọi ngôn ngữ Châu Âu.
Chứng chỉ CEFR không bị ràng buộc với bất kỳ ngôn ngữ cụ thể nào với hầu hết các bài kiểm tra ngôn ngữ chuẩn hóa hiện nay đều có các cấp độ tương đương với CEFR.
Tháng 11 năm 2001, Hội đồng Liên Minh Châu Âu đưa ra một nghị quyết đề nghị sử dụng khung CEFR để xây dựng hệ thống thẩm định khả năng ngôn ngữ dựa trên 4 kỹ năng Nghe (Listening), Nói (Speaking), Đọc (Reading), Viết (Writing).
CEFR cung cấp các tiêu chuẩn để đánh giá khả năng ngôn ngữ với sáu cấp độ trình độ từ A1 đến C2. Hiện nay, CEFR đang trở thành một khuôn khổ tiêu chuẩn toàn cầu cho việc đánh giá khả năng ngôn ngữ, phổ biến nhất là tiếng Anh.
Một số khung tiêu chuẩn ngôn ngữ tương tự CEFR có thể kể đến là bài đánh giá năng lực ngoại ngữ của Hội đồng Giảng dạy Ngoại ngữ Hoa Kỳ (ACTFL), Điểm chuẩn ngôn ngữ Canada (CLB) và thang bàn tròn ngôn ngữ Liên ngành (ILR).
Tại Việt Nam, CEFR được xem là tài liệu tham khảo quan trọng trong khuôn khổ dự án Ngoại ngữ Quốc Gia 2020 theo quyết định 1400/QĐ-TTg.
Đơn vị tổ chức cấp chứng chỉ CEFR
Bài thi CEFR được nghiên cứu, biên soạn và cấp chứng nhận bởi Bright Online LLC Academy, tổ chức giáo dục có trụ sở tại Mỹ. Bright Online LLC Academy là thành viên của các hiệp hội và hội đồng ngôn ngữ hàng đầu ở Châu Âu và quốc tế.
Với vai trò là một đơn vị nghiên cứu và đánh giá giáo dục, Bright Online LLC Academy góp phần vào sự phát triển của nền giáo dục Mỹ và được biết đến rộng rãi trong cộng đồng giáo dục toàn cầu.
Hiện nay, có 2 đơn vị tổ chức thi và cấp chứng chỉ CEFR tại Việt Nam là:
- Trung tâm Tin học – Ngoại Ngữ trực thuộc Học Viện An ninh nhân dân FLIC500 (Được Bộ giáo dục cấp phép tổ chức thi và trao nhận chứng chỉ Tiếng Anh CEFR).
- Viện khoa học quản lý giáo dục IEMS – Hiệp hội các trường Cao đẳng, Đại học Việt Nam (đơn vị được ủy quyền bởi Bright Learning).
Đối tượng thi chứng chỉ CEFR
Trong hệ thống CEFR, người học được phân chia thành 3 nhóm lớn: A, B, và C. Mỗi nhóm lớn lại bao gồm 2 nhóm nhỏ hơn: A1 và A2 trong nhóm A, B1 và B2 trong nhóm B, và C1 cùng C2 trong nhóm C, tương ứng với các cấp độ Mới bắt đầu (Beginner), Cơ bản (Elementary), Trung cấp (Intermediate), Trung cấp trên (Upper – Intermediate), Cao cấp (Advanced) và Thành thạo (Proficiency).
Theo quy định số 01/01/2014/BGD-ĐT, mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ cần đạt chứng chỉ CEFR ở những trình độ khác nhau tương ứng với các mục đích học tập và công việc của họ:
- Sinh viên đại học chính quy cần có chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ B1.
- Học viên cao học (Thạc Sĩ) yêu cầu đạt trình độ tiếng Anh B1 hoặc B2.
Giáo viên và giảng viên tiếng Anh:
- Giáo viên tiểu học và THCS cần có chứng chỉ tiếng Anh trình độ B2.
- Giáo viên THPT cần chứng chỉ tiếng Anh ở trình độ C1.
- Giảng viên đại học cần có chứng chỉ tiếng Anh ở trình độ C1 hoặc C2
Ngoài các đối tượng trên, văn bằng CEFR còn phù hợp với những người đang làm việc hoặc có kế hoạch làm việc trong môi trường quốc tế, những người cần kiểm tra trình độ tiếng Anh của mình và học sinh, sinh viên đang có dự định du học tại các quốc gia Châu Âu.
Xem thêm: Du học là gì? Hình thức – Điều kiện – Chi phí và Cách săn học bổng
Tầm quan trọng của chứng chỉ CEFR
Theo Bright Online đánh giá tại Châu Âu, chứng chỉ CEFR ngày càng trở thành quy chuẩn để mô tả trình độ thành thạo ngôn ngữ, đặc biệt trong môi trường học thuật.
Trong giáo dục, nhiều trường đại học và tổ chức giáo dục ở Châu Âu yêu cầu chứng chỉ CEFR khi xét tuyển sinh viên. Chứng chỉ này không chỉ xác nhận khả năng ngôn ngữ của sinh viên mà còn minh chứng cho sự chuẩn bị và nỗ lực trong học tập và rèn luyện.
Trong lĩnh vực nghề nghiệp, nhiều công ty và tổ chức ưu tiên hoặc yêu cầu ứng viên có chứng chỉ CEFR trong quá trình tuyển dụng. Sở hữu chứng chỉ này giúp ứng viên khẳng định khả năng ngôn ngữ, thể hiện sự chuyên nghiệp và cam kết phát triển bản thân trong môi trường làm việc quốc tế.
Tại sao nên thi chứng chỉ CEFR?
Chứng chỉ CEFR mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người học. Tham gia kỳ thi CEFR giúp bạn xác định rõ trình độ ngoại ngữ của mình ở các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Từ đó, bạn sẽ có đánh giá chính xác về khả năng ngôn ngữ của bản thân cũng như so sánh năng lực của bản thân với mặt bằng chung dựa trên thang cấp độ từ A1 (cơ bản) đến C2 (thành thạo).
Chứng chỉ CEFR được công nhận toàn cầu và là điều kiện quan trọng cho nhiều cơ hội học tập và nghề nghiệp. Quá trình chuẩn bị và thi CEFR giúp bạn phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình, qua đó nâng cao sự tự tin, khả năng giao tiếp trong môi trường học tập và làm việc quốc tế.
Thi chứng chỉ CEFR không chỉ chứng minh trình độ ngôn ngữ của bạn mà còn mở ra nhiều hướng phát triển, hỗ trợ bạn trong việc xây dựng sự nghiệp và phát triển cá nhân.
Cấu trúc bài thi và các cấp độ CEFR
Tìm hiểu về cấu trúc bài thi CEFR và các cấp độ của chứng chỉ này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi.
Cấu trúc bài thi CEFR
Tại Việt Nam, các bài thi CEFR có thể có nhiều cấu trúc khác nhau tùy thuộc vào đơn vị tổ chức và cấp độ thi, chẳng hạn như:
- Học viện An ninh Nhân dân chỉ tổ chức thi chứng chỉ CEFR cho các cấp A2, B1 và B2, với cấu trúc mỗi bài thi bao gồm 4 phần: Nghe, Nói, Đọc và Viết.
- Trong khi đó, Viện Khoa học Quản lý Giáo dục (IEMS) tổ chức bài thi CEFR với cấu trúc bao gồm 5 phần: Ngữ pháp, Nghe, Nói, Đọc và Viết. Bài thi này được thiết kế để đánh giá các cấp bậc từ A1 đến C2 theo khung CEFR.
Cấu trúc bài thi CEFR chuẩn của Bright Learning bao gồm 6 cấp độ từ A1 đến C2 và đánh giá 5 kỹ năng: Ngữ pháp, Nghe, Nói, Đọc và Viết. Thời gian làm bài cho 5 phần thi là 100 phút.
Dưới đây là chi tiết cấu trúc bài thi CEFR của Bright Learning:
Phần thi | Nội dung | Số câu | Thời gian (phút) |
Ngữ pháp | Chủ yếu là những câu hỏi ngắn, chọn câu trả lời đúng, tìm đáp án sai, chọn từ phù hợp, sửa lỗi sai. | 100 | 40 |
Đọc | Gồm 5-6 đoạn văn (dưới 1.000 từ) hình thức chọn đáp án trong các câu hỏi dạng trắc nghiệm.
Độ khó sắp xếp tăng dần từ các chủ đề quen thuộc thói quen hàng ngày, thời tiết… đến các đoạn có chủ đề thương mại, kinh tế, lịch sử… |
12 | 20 |
Nói | Gồm 1 câu hỏi theo chủ đề xoay quanh các dạng:
|
1 | 5 |
Nghe | Có 12 đoạn hội thoại gồm 9 đoạn ngắn khoảng 1 phút và 3 đoạn dài 3 phút. | 12 | 20 |
Viết | Dạng bài chính xoay quanh 2 chủ đề:
|
1 | 15 |
Các cấp độ CEFR
Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung CEFR mô tả năng lực của người học dựa trên 6 cấp độ cụ thể: A1, A2, B1, B2, C1, C2. Trong đó các mức độ thể hiện sự tăng tiến:
- A1: Căn bản – Breakthrough in English
- A2: Sơ cấp – Waystage in English
- B1: Trung cấp – Threshold in English
- B2: Trung cao cấp – Vantage in English
- C1: Cao cấp – Effective Operational Proficiency in English
- C2: Thành thạo – Mastery in English
Theo bảng năng lực cá nhân của ALTE (đơn vị phát triển và hoàn thiện khung tham chiếu CEFR). Năng lực ngôn ngữ tổng quát quy định các cấp bậc trình độ tiếng Anh thể hiện như sau:
Cấp độ | Khả năng sử dụng ngôn ngữ | |
A1 | Sơ cấp (Basic) | Có thể hiểu và sử dụng các thành ngữ quen thuộc hàng ngày và các cụm từ rất cơ bản nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể. Giới thiệu bản thân và người khác một cách trôi chảy, có thể hỏi và trả lời các thông tin cá nhân như nơi sống, những người quen biết và những thứ mình có. Giao tiếp với người khác một cách đơn giản. |
A2 | Có thể diễn đạt đơn giản các quan điểm trong tình huống thường ngày. Hiểu những thông tin trên sản phẩm, biển báo, sách giáo khoa hoặc những loại báo cáo về các chủ đề quen thuộc. Có thể điền các mẫu đơn và viết các bức thư ngắn hoặc bưu thiếp liên quan đến thông tin cá nhân. | |
B1 | Trung cấp (Intermediate) | Có thể hiểu được những ý chính của văn bản thường gặp trong công việc, trường học. Xử lý được các tình huống phát sinh trong khi đi du lịch. Tạo ra được các văn bản với chủ đề quen thuộc hoặc liên quan đến sở thích cá nhân. Mô tả được những trải nghiệm, ước mơ, hy vọng, giải thích ngắn gọn về ý kiến hoặc kế hoạch của mình. |
B2 | Nắm được ý chính của các văn bản phức tạp về cả chủ đề trừu tượng,hoặc các từ chuyên ngành trong lĩnh vực chuyên môn. Giao tiếp ở mức độ lưu loát và tự nhiên. Viết được chi tiết các văn bản về nhiều chủ đề khác nhau, đưa ra quan điểm, phân tích ưu điểm và nhược điểm của vấn đề. | |
C1 | Nâng cao (Advanced) | Có thể hiểu nhiều loại văn bản dài, khó và nhận ra ý nghĩa sâu xa. Diễn đạt ý tưởng một cách trôi chảy và tự nhiên gãy gọn. Sử dụng từ ngữ một linh hoạt và hiệu quả bao gồm những từ mang tính học thuật và chuyên môn. Có thể tạo ra văn bản chi tiết về các chủ đề phức tạp, sử dụng các từ kết nối ở trình độ cao. |
C2 | Có thể hiểu hầu hết mọi thứ nghe hoặc đọc được. Đưa ra lời khuyên hoặc thảo luận về những vấn đề phức tạp. Tóm tắt thông tin từ nhiều nguồn nói và viết khác nhau, tái cấu trúc các lập luận và tường thuật lại một cách mạch lạc. Diễn đạt một cách tự nhiên, trôi chảy và chính xác, phân biệt được các sắc thái, ý nghĩa tinh tế ngay cả trong những tình huống phức tạp nhất. |
Thang điểm của chứng chỉ CEFR
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ năng lực tiếng Anh của mình, dưới đây là chi tiết thang điểm chứng chỉ CEFR.
Trình độ | Thang điểm |
A1 – Cấp độ cơ bản | Từ 100 – 199 điểm |
A2 – Cấp độ sơ cấp | Từ 200 – 299 điểm |
B1 – Cấp độ trung cấp | Từ 300 – 399 điểm |
B2 – Cấp độ trung cao cấp | Từ 400 – 499 điểm |
C1 – Cấp độ cao cấp | Từ 500 – 599 điểm |
C2 – Cấp độ thành thạo | Từ 600 – 690 điểm |
Bảng quy đổi điểm giữa các chứng chỉ tiếng Anh
Bảng quy đổi điểm giữa các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến giúp người học có thể so sánh và lựa chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu của mình:
*Lưu ý rằng đây là bảng quy đổi tương đối, vì mỗi chứng chỉ có các tiêu chí đánh giá khác nhau.
Đăng ký thi chứng chỉ CEFR ở đâu?
Bài thi CEFR được tổ chức trực tuyến trên hệ thống của Bright Online LLC Academy mỗi tháng một lần, cho phép thí sinh tham gia tại nhiều địa điểm khác nhau. Bạn có thể đăng ký thi chứng chỉ CEFR trực tuyến tại Trung tâm Ngoại ngữ Tin học Học viện An ninh Nhân dân hoặc Viện Khoa học Quản lý Giáo dục (IEMS).
Tại Học viện An Ninh, lệ phí đào tạo và thi chứng chỉ CEFR như sau:
- Trình độ A2: 2.600.000 VNĐ/học viên (Lệ phí thi: 1.500.000 VNĐ/học viên).
- Trình độ B1: 4.800.000 VNĐ/học viên (Lệ phí thi: 2.300.000 VNĐ/học viên).
- Trình độ B2: 9.200.000 VNĐ/học viên (Lệ phí thi: 4.800.000 VNĐ/học viên).
Tại Viện Khoa học Quản lý Giáo dục (IEMS), lệ phí thi chứng chỉ CEFR trình độ B1 là 6.500.000 VNĐ/học viên, bao gồm lệ phí đăng ký, ôn luyện, thi thử và khảo thí.
Câu hỏi thường gặp về chứng chỉ CEFR
Chứng chỉ CEFR có thời hạn bao lâu?
Theo Cambridge, chứng chỉ CEFR có giá trị vô thời hạn. Các tổ chức cá nhân như trường học, công ty, tổ chức chuyên nghiệp và cơ quan chính phủ có thể quy định thời gian chấp nhận kết quả. Đa số các tổ chức thường chấp nhận thời hạn của chứng chỉ CEFR kéo dài từ 2 – 3 năm kể từ ngày cấp.
Hồ sơ đăng ký dự thi CEFR bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký dự thi chứng chỉ CEFR tại Học viện An Ninh Nhân Dân bao gồm:
- Đơn đăng ký (dán kèm 1 ảnh 4×6).
- 01 bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
- 02 ảnh 4×6 (mặt sau ghi rõ họ tên và ngày sinh).
*Lưu ý: Hạn nộp hồ sơ tại FLIC500 là ít nhất 15 ngày trước ngày thi.
Hồ sơ đăng ký dự thi chứng chỉ CEFR tại Viện Khoa học Quản lý Giáo dục bao gồm:
- Phiếu đăng ký dự thi cấp chứng chỉ (theo mẫu kèm theo liên 1 và liên 2).
- 03 ảnh 3×4cm (mặt sau ghi rõ họ tên và ngày tháng năm sinh).
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Làm sao để luyện thi chứng chỉ CEFR đạt điểm cao?
Để nâng cao hiệu quả ôn luyện chứng chỉ CEFR, hãy áp dụng các kinh nghiệm sau:
- Xác định mục tiêu rõ ràng: Chọn mức độ CEFR phù hợp với khả năng hiện tại của bạn và lên kế hoạch cụ thể.
- Học tập nghiêm túc: Dành thời gian và nỗ lực đáng kể cho việc học, đảm bảo tuân thủ kỷ luật và lộ trình học tập.
- Sử dụng tài liệu đáng tin cậy: Hãy ôn luyện với các tài liệu chính thống và được công nhận.
- Luyện tập đều đặn: Thường xuyên làm các bài thi thử để quen thuộc với định dạng và yêu cầu của kỳ thi, giúp bạn tự tin hơn khi bước vào kỳ thi chính thức.
Du học nên thi CEFR hay IELTS?
Trước khi quyết định thi CEFR hay IELTS, bạn nên xác định rõ mục đích sử dụng chứng chỉ tiếng Anh của mình.
Nếu bạn cần chứng chỉ tiếng Anh với mục đích du học hoặc nghiên cứu ở châu Âu, thì CEFR là lựa chọn phù hợp. Chứng chỉ này được công nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia châu Âu, giúp bạn đáp ứng yêu cầu ngôn ngữ của nhiều trường đại học và tổ chức nghiên cứu trong khu vực này.
CEFR không chỉ khẳng định khả năng tiếng Anh của bạn mà còn cung cấp một tiêu chuẩn đo lường rõ ràng và cụ thể về trình độ ngôn ngữ, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cơ hội học tập và nghiên cứu tại châu Âu.
Tuy nhiên với mục đích du học, định cư, xin học bổng, hoặc làm việc tại các quốc gia nói tiếng Anh như Singapore, Úc, hoặc New Zealand, thì chứng chỉ IELTS sẽ là lựa chọn tốt hơn. IELTS được nhiều trường đại học, cơ quan di trú, và tổ chức cấp học bổng tại các quốc gia này chấp nhận.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các bài thi CEFR và IELTS để lựa chọn phù hợp với trình độ và năng lực của mình. Bạn nên cân nhắc các yếu tố như chi phí, thời gian, và địa điểm thi để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Một phương án khác dành cho các bạn có mục tiêu du học là chứng chỉ BSB50120 Diploma Of Business, chương trình đào tạo kiến thức tương đương năm nhất của các đại học quốc tế mà không yêu cầu bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng Anh CEFR hay IELTS, trường hợp chưa đủ điều kiện tiếng Anh bạn sẽ được đào tạo. Sau khi hoàn thành khóa học bạn sẽ “chắc suất” du học thành công cùng cơ hội chuyển tiếp vào năm 2, năm 3 hơn 30 Đại học danh tiếng từ Úc, Anh, Mỹ, Canada, Thụy Sĩ…
Như vậy những vấn đề xoay quanh chứng chỉ CEFR đã được tổng hợp trong bài viết trên. Hy vọng những thông tin được tổng hợp sẽ giúp ích cho những bạn đang tìm hiểu hoặc có dự định thi chứng chỉ này. Nếu bạn đang quan tâm đến các chứng chỉ giúp du học thành công hãy liên hệ ngay với QTS Australia để được tư vấn nhé .